Hướng giải quyết Ấm_lên_toàn_cầu

Đây là vấn đề nhân loại đã nhận thấy và tìm hướng giải quyết cách đây vài chục năm. Nhưng đến nay những biện pháp mà nhân loại đưa ra để giải quyết vấn đề nói trên vẫn chưa đem lại kết quả, mặc dầu có hẳn một nghị định thư được thông qua với sự tham gia của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có những nước đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho khí hậu toàn cầu nóng lên. Một khi mà các nước lớn do những quyền lợi về kinh tế của mình mà không thực hiện theo đúng những gì mà Nghị định thư Kyoto đã đề ra là cắt giảm phần lớn lượng khí gây hiệu ứng nhà kính, thì các nước đang phát triển – những nước đang và sẽ đóng góp vào quá trình làm nóng lên của khí hậu toàn cầu vì những yêu cầu phát triển cũng như phải đuổi kịp sự phát triển chung thế giới (phát triển ở đây gần như là phát triển không bền vững) mà gần như phớt lờ đi những gì mà nhân loại cho rằng vấn đề cấp bách. Như vậy, nếu ngay từ bây giờ con người không có những giải pháp và nhưng kế hoạch mang tính thực tế và nghiêm khắc hơn thì vấn đề được nêu ra ở trên khó mà giải quyết được.

Giảm thiểu

Thu giữ và trữ cacbon (Carbon capture and storage) là một hướng tiếp cận của biện pháp giảm thiểu. Lượng phát thải có thể được cô lập từ các nhà máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch, hoặc loại bỏ trong khi sản xuất hydro. Khi ứng dụng giảm thiểu bằng thực vật thì phương pháp này được gọi là thu giữ và trữ cacbon bằng năng lượng sinh học.

Giảm thiểu hiện tượng ấm lên toàn cầu thông qua việc giảm phát thải khí nhà kính. Các mô hình cho thấy rằng việc giảm thiểu có thể thực hiện một cách nhanh chóng để làm giảm từ từ hiện tượng ấm lên này, nhưng nhiệt độ chỉ có thể giảm sau vài thế kỷ.[90] Các thỏa thuận trên toàn cầu về việc giảm phát thải khí nhà kính như nghị định thư Kyoto được thông qua năm 1997. Nghị định thư này được hơn 160 quốc gia đồng ý thực hiện cắt giảm khí thải hơn 55% lượng khí nhà kính.[91] Vào tháng 6 năm 2009, chỉ có Hoa Kỳ, một quốc gia có lượng phát thải khí nhà kính lâu đời trên thế giới, đã từ chối thông qua nghị định thư này. Hiệp định đã hết hạn vào năm 2012 và các cuộc đàm phán quốc tế đã bắt đầu từ tháng 5 năm 2007 về một hiệp định trong tương lai nhằm thực hiện thành công vấn đề cắt giảm này.[92] Các cuộc đàm phán do UN điều hành diễn ra tại Copenhagen vào tháng 12 năm 2009, đã không đạt được các thỏa thuận như mong đợi.[93][94]

WWF cũng đã và đang kêu gọi xúc tiến việc giảm bớt ô nhiễm môi trường, những tiêu thụ lãng phí thông qua các chương trình như giảm sử dụng năng lượng điện vào những giờ có thể giảm

Một số nhóm hoạt động môi trường kêu gọi các tổ chức chính trị và cá nhân hành động chống lại sự ấm lên toàn cầu, cũng như kêu gọi hành động ở mức cộng đồng và khu vực. Các nhóm khác thì đề nghị cấp quota trên toàn cầu về sản lượng sản xuất nhiên liệu hóa thạch, họ đã chỉ ra mối quan hệ trực tiếp giữa sản xuất nhiên liệu hóa thạch và phát thải khí CO2.[95][96]

Cũng có các hoạt động kinh doanh dựa trên sự biến đổi khí hậu như những cố gắng để nâng cao việc sử dụng năng lượng một cách hiệu quả và hạn chế việc hướng tới sử dụng nhiên liệu thay thế. Vào tháng 1 năm 2005, liên minh châu Âu đưa ra cơ chế phát thải thương mại của họ, thông qua đó các công ty kết hợp với chính phủ đồng ý thu giữ lượng phát thải của họ hoặc mua các khoảng tín dụng từ tiền thay vì phải trả cho phát thải. Úc đã thông báo lịch trình cắt giảm ô nhiễm cacbon của họ vào năm 2008. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã thông báo các kế hoạch để đưa ra một lịch trình cap and trade kinh tế rộng rãi.[97]

Nhóm làm việc III của IPCC có trách nhiệm trong việc báo cáo về giảm thiểu sự ấm lên toàn cầu, và các chi phí và lợi ích của các phương pháp tiếp cận khác nhau. Bản báo cáo đánh giá lần 4 của IPCC năm 2007 cho thấy không có một công nghệ hoặc lĩnh vực nào có thể hoàn toàn giảm được sự ấm lên trong tương lai. Họ cũng tìm kiếm một số phương pháp cũng như công nghệ trong nhiều lĩnh vực khác nhau như cung cấp năng lượng, vận chuyển, công nghiệp, và nông nghiệp cần phải được thực hiện để giảm bớt phát thải toàn cầu. Họ ước tính rằng sự ổn định carbon dioxide quy đổi giữa 445 và 710 ppm vào năm 2030 sẽ đạt khoảng giữa 0,6% và 3% so với GDP toàn cầu.[98]

Thích nghi

Một cuộc đo đạc rộng rãi đã đưa đề nghị rằng cần thích nghi với sự ấm lên toàn cầu. Phạm vi các đoa đạc này từ mức bình thường như lắp đặt các thiết bị điều hòa không khí đến các dự án cơ sở hạ tằng quan trọng như rời bỏ nơi định cư do sự đe dọa của sự dâng mực nước biển.

Người ta đã đề nghị thực hiện các đo đạc bao gồm bảo vệ nguồn nước,[99] tỷ lệ sử dụng nước thích hợp với nông nghiệp,[100] xây dựng công trình chống lũ,[101] chinh phục Sao Hỏa,[102] thay đổi sang chăm sóc sức khỏe,[103] và can thiệp để bảo vệ các loài bị đe dọa tuyệt chủng[104] đã được đề xuất. Một nghiên cứu ở mức độ rộng hơn về các cơ hội có thể nhằm thích nghi với cơ sở hạ tầng đã được Viện kỹ sư cơ khí (Institute of Mechanical Engineers) công bố.[105]

Kỹ thuật địa chất

Kỹ thuật địa chất đề cập đến những tác động của con người lên môi trường tự nhiên của Trái Đất trên quy mô lớn nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người.[106] Trong trường hợp liên quan đến giảm thiểu khí nhà kính, là việc loại bỏ các khí nhà kính trong khí quyển thường thông qua các công nghệ cô lập cacbon như thu giữ và trữ cacbon dioxit.[107] Quản lý bức xạ mặt trời làm giảm hấp thụ bức xạ mặt trời bằng cách thêm vào các sol khí gốc sulfua trong tầng bình lưu [108] hoặc các công nghệ làm mát mái.[109] Chưa có dự án kỹ thuật địa chất nào với quy mô lớn được thực hiện.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ấm_lên_toàn_cầu ftp://texmex.mit.edu/pub/emanuel/PAPERS/NATURE0390... http://www.smh.com.au/news/environment/rudd-signs-... http://www.abc.net.au/news/stories/2007/09/19/2037... http://www.ipcc.ch/ http://www.ipcc.ch/ipccreports/ar4-wg2.htm http://www.ipcc.ch/pdf/assessment-report/ar4/syr/a... http://www.ipcc.ch/pdf/assessment-report/ar4/syr/a... http://www.ipcc.ch/pdf/assessment-report/ar4/wg1/a... http://www.ipcc.ch/pdf/assessment-report/ar4/wg1/a... http://www.ipcc.ch/pdf/assessment-report/ar4/wg1/a...